BAN LỄ SINH GX.KHIẾT TÂM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


BAN LỄ SINH - GIÁO XỨ KHIẾT TÂM - GIÁO HẠT THỦ ĐỨC - TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGÒN
 
PortalTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Latest topics
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

  Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 545
Join date : 13/06/2011

 Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Empty
Bài gửiTiêu đề: Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô    Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Icon_minitimeThu Jun 30, 2011 5:09 pm

PHAN THIẾT - Thánh Phêrô, người ngư phủ cần cù ngày nào trên bãi biển được Chúa gọi làm Tông Đồ để “lưới người như lưới cá” về cho Chúa hôm nay vẫn đồng hành gần gũi với những người lao động chọn nghề biển làm kế sinh nhai. Để rồi hằng năm, cứ đến ngày 28 - 29.6 là những ghe chài vùng biển Bình Thuận lại chộn rộn hẳn lên Mừng Lễ Thánh Phêrô Bổn Mạng với nhiều hoạt động phong phú về tinh thần như Dâng lễ Tạ ơn, kiệu Thánh Phêrô, làm phép thuyền … Bên cạnh đó, những cuộc đua ghe, đua thuyền thúng, diễu hành trên biển cũng được nhiều giáo xứ tổ chức đem lại niềm vui cho bà con.


Xóm chài vui lễ

Những giáo xứ có đông bà con giáo dân làm nghề biển như Chính Tòa, Thanh Hải, Đông Hải, Vinh Phú, Long Hương, Đức Thắng, Mũi Né, Rạng .v.v. thì ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ thực sự là một ngày hội. Những chiếc ghe, những ngôi nhà di dộng trên biển, sẽ được sơn rửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng và giăng cờ rực rỡ chờ đón linh mục đến làm phép. Bởi thường sau thánh lễ, kiệu Thánh Phêrô sẽ được long trọng rước từ nhà thờ về bờ biển khu vực ghe neo đậu. Trên ghe, tất cả anh em bạn chài Công giáo lẫn lương dân trang nghiêm đón nhận lời chúc lành của Chúa qua vị linh mục. (Cũng có nơi ghe sẽ được làm phép những ngày trước đó khi thuận tiện). Linh mục chủ tế sẽ dâng lời cầu nguyện và rảy nước thánh trên từng ghe với những ý nguyện là: xin Chúa sai thiên thần coi sóc, gìn giữ mọi vật và mọi người trên ghe thuyền khi đi trên biển cả đi đến nơi về đến chốn và khi gặp sóng to bão lớn xin Chúa cứu thoát cho được cập bến bình an; qua lời bầu cử của Thánh Phêrô xin cho họ mùa đánh bắt bội thu. Sau đó, có nơi sẽ cho các ghe sẽ diễu hành một vòng, có nơi tổ chức đua ghe, đua thuyền thúng thật vui nhộn để mừng Lễ Bổn Mạng.

Còn đó những băn khoăn

Ngư dân biển Phan Thiết ngày nay không còn mấy thảnh thơi như thời trước khi mà tôm cá còn dồi dào. Công việc đánh bắt hải sản ngày càng khó khăn, phải đi xa thì mới có cá. Bây giờ dân biển dùng những thiết bị hiện đại như máy tầm ngư, máy định vị, bộ đàm để tìm luồng cá. Hình thức đánh bắt cá cũng đa dạng như làm bàn chà, giả cào, câu, lưới rút. Sản vật bà con đánh bắt thường là cá nục, cá thu, mực. Một chuyến ra khơi đi mất 1-2 tháng, sau khi đã chi trả hết mọi chi phí, mỗi bạn chài còn được 3-4 triệu đồng. Nhưng đó là khi lèo biển nào may mắn có cá, còn chuyện thất thu lỗ cả tiền dầu tiền công là “chuyện thường ngày ở biển”. Chính vì lỗ hoài nên có người nảy sinh chuyện mê tín khi thấy những thuyền khác được cá cũng bắt chước tìm thầy để xin bùa, xin thuốc về nhuộm lưới, nhuộm câu với hy vọng vắt được nhiều cá hơn. Đây quả là một hành động đi ngược với đức tin Kitô giáo.

Bên cạnh đó, suy nghĩ thực dụng “Cứ đi biển là có tiền xài liền, cần chi phải học nhiều” là nguyên nhân dẫn đến trình độ văn hóa của người dân biển thấp. Cha mẹ thì cần con giúp việc nhà việc ghe. Trẻ con thì thích theo ghe đi biển để có tiền xài. Vì văn hóa thấp cộng với những ngày dài lênh đênh trên biển vất vả nên tâm lý muốn bù trừ khiến một số ngư dân dễ lâm vào tình trạng nghiện ngập rượu chè, bài bạc, cá độ, số đề. Khi hết tiền thì đánh vợ chửi con, làm cho gia đình xào xáo. Mức sống vốn trung bình của dân chài đã thấp lại càng khó khăn hơn. Đó là những vấn đề quan ngại của các linh mục quản xứ.

Mục vụ trên biển, mời Chúa lên thuyền

Với những giáo xứ giáo họ có số giáo dân làm nghề biển nhiều thì vấn đề mục vụ trên biển trong thời gian xa bờ dài không tham dự các ngày lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng cùng cộng đoàn được các cha quản xứ rất lưu tâm. Tỉ như giáo xứ Chính Tòa có đến 1046 gia đình với 4200 nhân khẩu làm nghề biển. Chính vì rất lo lắng và quan tâm đến đời sống đức tin của những giáo dân đi biển nên giáo xứ đã làm một tập sách phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng rất đơn giản và dễ hiểu để anh em có thể tự cử hành với nhau khi không thể dự lễ. Được biết, qua chia sẻ phản hồi từ bà con thì tập sách mục vụ trên biển của giáo xứ đã tạo được nhiều lợi ích về mặt tinh thần, về sự gắn bó với Chúa, biết ý thức tìm đến sự che chở của Chúa trong mọi hoàn cảnh của anh em đi biển.

Một điểm tôi lấy làm thích thú khi nghe một linh mục chia sẻ trong bài giảng lễ cho anh em dân chài là tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu quan tâm khi chọn những người đi biển làm môn đệ của Ngài là họ một niềm tin tưởng tuyệt đối và phó thác trọn vẹn vào Chúa. Cho dẫu họ là người ít học, cho dẫu họ “ăn sóng nói gió”, thì đối với Chúa niềm tin tưởng, phó thác vào Ngài mới quan trọng. Cuộc đời của thánh Phêrô đã minh chứng cho điều ấy. Và kinh nghiệm trong những chuyến đi khơi, các anh em dân chài đã gặp không ít những cơn bão, những nguy hiểm có thể mất mạng, và chính trong những thời khắc nguy hiểm đó, anh em cũng luôn biết cậy dựa, phó thác vào Chúa, và đây chính là điểm son trong đời sống đức tin của người Công giáo làm nghề biển. Nếu anh em lao động biển biết bỏ cái neo cuộc đời của mình nơi Chúa, thì đời sống đức tin của họ sẽ vững vàng. Và lúc đó, không chỉ gìn giữ con thuyền của mình vượt qua bão tố, mà họ còn biết lèo lái và gìn giữ con thuyền gia đình đi trong bình an và hạnh phúc.

Bất chợt tôi liên tưởng đến câu chuyện Kinh Thánh hôm nào về đêm tối giữa biển khơi, khi sóng to gió lớn làm chao đảo con thuyền, thánh Phêrô và các thánh Tông đồ khác chỉ còn biết kêu tên và cậy dựa vào Chúa Giêsu để xin Người cứu giúp sẽ là bài học kinh nghiệm cho người Công giáo lao động biển khi đi ra khơi. Bởi bất cứ khi nào và bất cứ nơi giữa trùng khơi mà gặp hoạn nạn, còn ai hơn Chúa Giêsu để ta tin cậy vững vàng vì bằng cách nào đó bàn tay của Chúa Giêsu sẽ đưa ra nắm cứu lấy ta như đã nắm lấy tay Thánh Phêrô và đưa thuyền cập bến bình an.
 Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Dsc00410
 Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Dsc00411
 Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Dsc00412
 Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Dsc00413
 Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Dsc00510
 Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô Dsc00511
Về Đầu Trang Go down
https://lesinhkhiettam.forumvi.com
 
Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đại Lễ Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời, Quan Thầy Giáo Phận Vinh
» Diễn văn chào mừng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Chính tòa giáo phận Qui Nhơn (7.9.2011)
» Hội trại Hiệp Nhất VII tại Phan Thiết quy tụ 500 Huynh trưởngThiếu Nhi Thánh Thể

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BAN LỄ SINH GX.KHIẾT TÂM  :: Tin Tức Giáo Hội :: Giáo Hội Việt Nam-
Chuyển đến