BAN LỄ SINH GX.KHIẾT TÂM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


BAN LỄ SINH - GIÁO XỨ KHIẾT TÂM - GIÁO HẠT THỦ ĐỨC - TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGÒN
 
PortalTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 "Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng đối với Giáo Hội tại Trung Quốc

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 545
Join date : 13/06/2011

"Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng đối với Giáo Hội tại Trung Quốc  Empty
Bài gửiTiêu đề: "Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng đối với Giáo Hội tại Trung Quốc    "Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng đối với Giáo Hội tại Trung Quốc  Icon_minitimeFri Jul 15, 2011 5:36 pm

"Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng đối với Giáo Hội tại Trung Quốc  Pope%2520praying
Vatican City (AsiaNews) - Chỉ vài giờ sau khi vụ tấn phong bất hợp pháp cha Giuse Hoàng Bích Chương (bị vạ tuyệt thông) trở thành giám mục của Sán Đầu, với sự tham gia – bị ép buộc - của tám giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, cha Federico Lombardi, Giám Đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican đã cho các ký giả hay rằng Tòa Thánh Vatican theo dõi sát sự kiện này "với nỗi đau đớn và lo âu".

Cha Lombardi cho hay: "Lập trường và ý kiến của Tòa Thánh và Đức Thánh Cha đã được thể hiện trong những trường hợp trước đó", và nảy sinh từ thực tế rằng đó là "một hành động trái ngược với sự hiệp nhất của Giáo Hội phổ quát".

"Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng đã rõ ràng trong huấn từ được ngài bày tỏ lúc kết thúc buổi triều yết hôm 18 tháng Năm vừa qua, khi ngài mời gọi các Kitô hữu trên toàn thế giới cầu nguyện cho "các giám mục anh em của chúng tôi" những người "chịu đau đớn và đang chịu áp lực trong việc thực hiện sứ vụ Giám Mục của họ". Đức Thánh Cha nói thêm: "Tôi cầu xin Đức Maria để soi sáng cho những người lưỡng lự, kêu gọi người lạc bước trở về, an ủi người đau khổ, bổ sức những người bị gài bẫy bởi sức cám dỗ của chủ nghĩa cơ hội".

Kể từ tháng Mười Một năm ngoái, Trung Quốc đã quyết định tiến hành bầu chọn và tấn phong giám mục mà không cần chờ đợi phép của Đức Giáo Hoàng: Cha Quách Tấn Tài (Guo Jincai) của Thừa Đức (Tháng 11 năm 2010), cha Phaolô Lôi Thế Ngân (Paul Lei Shiyin) của Lạc Sơn (ngày 29 tháng Sáu năm 2011), hôm nay 14/07, cha Giuse Hoàng Bích Chương (Joseph Huang Bingzhang) của Sán Đầu, và một số vị khác trong tương lai.

Các vụ tấn phong giám mục mà không có ủy nhiệm của Tòa Thánh có nghĩa là tự động bị vạ tuyệt thông cho ứng viên và các giám mục tấn phong. Nhiều vị trong số này - giống như vụ việc hôm nay 14/07 - bị buộc phải tham gia vào sự kiện, vì vậy có thể họ không bị vạ tuyệt thông. Nhưng ít nhất hàng chục vịi trong số họ đang trong tình trạng gây ra bê bối chia rẽ cộng đoàn Trung Quốc.

"Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng là do thực tế qua những động thái nhằm thống trị Giáo Hội tại Trung Quốc, công việc kiên nhẫn cải thiện mối quan hệ ràng buộc giữa Giáo Hội hầm trú và chính thức được cả hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI cố gắng tháo gỡ. Một Giáo Hội bị chia rẽ thì chậm chạp trong việc loan báo Tin Mừng và hơn thế nữa, nó không được bảo đảm quyền và không gian cho tự do tôn giáo từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà theo lý thuyết, thì cùng một hiến pháp Trung Quốc cho phép.

Phải nói rằng đối mặt với những tham vọng chuyên chế của chính quyền Trung Quốc, nhiều tín hữu và giám mục đã trở nên táo bạo hơn: các trang web công bố các tài liệu của Tòa Thánh Vatican, ngay cả những nhân vật quan trọng của Bắc Kinh, một con số ngày càng gia tăng các giám mục nói không với các vụ tấn phong bất hợp thức vì đức tin và mối quan hệ của họ với Đức Giáo Hoàng.

"Nỗi đau đớn và lo âu" cũng vì đời sống của các giám mục này. Vì vụ tấn phong ở Sán Đầu, Đức Cha Phaolô Bùi Quân Dân (Paul Pei Junmin) của Liêu Ninh đã không thể rời khỏi giáo phận của mình, được sự giúp sức của tất cả các linh mục, những người cùng với ngài cầu nguyện liên tục trong những ngày qua, nhằm ngăn chặn không để vị giám mục của họ bị bắt cóc. Một vị mục tử khác, Đức Cha Cai Bingrui của Hạ Môn đã tìm cách lẫn trốn. Tuy nhiên, giờ ngài bị giới chức chính quyền truy nã. Vào tháng Mười Hai năm ngoái, một giám mục khác, Đức Cha Li Lianghui của Cangzhou (Hà Bắc), đã trốn đi để tránh tham gia vào một cử chỉ chống lại Đức Giáo Hoàng (Đại hội Đại biểu người Công giáo Trung Quốc). Công an lùng sục ngài trong nhiều ngày như một "tội phạm" và sau khi tìm thấy ngài, đã buộc cô lập ngài ba tháng và tẩy não để thuyết phục ngài "ý định tốt" của Đảng đối với Giáo Hội. Có thể là Đức Cha Pei và Đức Cha Cai đã phải chịu bị cô lập và tham gia các phiên họp chính trị, nhằm giằng họ khỏi sứ vụ của mình và triệt phá họ từ quan điểm tâm lý học.

Với tất cả những điều này, chúng ta phải nói rằng những người chia sẻ "Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng là quá ít. Trên hết, họ có quá ít trong Giáo Hội. Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, được ủy nhiệm và khẩn nài bởi Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI với lời kêu gọi hôm 18 tháng Năm vừa qua, chỉ thấy vài giáo phận cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, cho sự bách hại Giáo Hội và các giám mục "cơ hội".

Không đề cập đến xã hội dân sự. Bởi giờ đây, cá heo trắng của sông Dương Tử có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm ở Trung Quốc, kích động một phản đối kịch liệt lớn hơn hơn so với sự tuyệt chủng của tự do trong một đất nước dự định thống trị thế giới, nhưng sử dụng các phương pháp nặng tay mà không cần nháy mắt.

Một sự nổi lên các vị tổng thống khuyến khích hơn nữa thái độ này (bao gồm cả Tổng Thống Ý) cũng như các vị ngoại trưởng, những người đến thăm Trung Quốc không ngớt lời ca tụng "đường hướng tích cực" được thực hiện bởi Bắc Kinh về nhân quyền, trong khi - ngoài các giám mục và linh mục - hàng ngàn nhà hoạt động, người khiếu kiện, các nghệ sĩ và nhà văn bị giam cầm và buộc phải im lặng.

Khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thừa nhận trong chuyến đi đầu tiên của bà tới Trung Quốc "với Bắc Kinh, chúng ta có thể nói về tất cả mọi thứ, gồm cả nhân quyền, nhưng không gây nguy hiểm cho mối quan hệ kinh tế của chúng tôi".

Đó không phải là chỉ là một trường hợp tham lam đơn giản, quan tâm đến thị trường Trung Quốc, đó là một vấn đề của cận thị không nhìn thấy rằng những tấn công vào quyền tự do tôn giáo, sớm hay muộn cũng trở thành những tấn công vào tất cả các quyền tự do. Các công nhân Trung Quốc, bị bắt làm nô lệ và trả công thấp, nông dân bị lừa đất của họ, trẻ em và người tàn tật buộc phải làm việc trong các nhà máy gạch, ưu tiên cho người trưởng thành vì "dễ sai khiến hơn", biết điều này quá rõ. Tuy nhiên, thậm chí tự do kinh tế đang bắt đầu bị nghẹt thở: giờ không có ngay cả một doanh nhân có đầu tư vào Trung Quốc ở lại, sớm hay muộn cũng bị cướp bằng sáng chế, hoặc buộc phải trả tiền hối lộ lên đến 25% doanh thu của mình để có thể đặt chân lên xứ El Dorado (xứ tưởng tượng có nhiều vàng) Trung Quốc.

Ngoài ra nạn cận thị trong giới lãnh đạo Trung Quốc thay vì phản ứng với việc thiếu cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền bằng sự thay đổi, thì lại thích đàn áp và một nhà nước công an, do đó chuẩn bị nền tảng cho một cuộc xung đột xã hội ngày càng bùng nổ. 180 ngàn vụ bạo loạn nổ ra trong nước hàng năm chỉ là một giọt nước trong đại dương những gì có thể xảy ra nếu Trung Quốc và thế giới tiếp tục vỗ về lẫn nhau ủng hộ để bóc lột người dân Trung Quốc và cùng nhau bóp nghẹt các quyền con người và tôn giáo của họ.
Về Đầu Trang Go down
https://lesinhkhiettam.forumvi.com
 
"Nỗi đau đớn và lo âu" của Đức Giáo Hoàng đối với Giáo Hội tại Trung Quốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BAN LỄ SINH GX.KHIẾT TÂM  :: Tin Tức Giáo Hội :: Giáo Hội Hoàn Vũ-
Chuyển đến