BAN LỄ SINH GX.KHIẾT TÂM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


BAN LỄ SINH - GIÁO XỨ KHIẾT TÂM - GIÁO HẠT THỦ ĐỨC - TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGÒN
 
PortalTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

  Đối Thoại Liên Tôn

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 545
Join date : 13/06/2011

 Đối Thoại Liên Tôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Đối Thoại Liên Tôn    Đối Thoại Liên Tôn Icon_minitimeMon Aug 08, 2011 10:07 am

 Đối Thoại Liên Tôn Assisi1986small
Vatican, (EL MUNDO VISTO DESDE ROMA).- Nhật báo “L’Osservatore Romano” đã đăng tải bài viết của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, để chuẩn bị cho Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình Thế Giới được Đức Thánh Cha Benedicto XVI triệu tập tại Assisi, Ý ngày 27 tháng 10.

* * * *

Ngày 27 tháng 10 chúng ta sẽ kỷ niệm năm thứ 25 "Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình Thế Giới," được triệu tập tại Assisi lần đầu tiên bởi Chân Phước Gioan Pholô II năm 1986. Đây là một sáng kiến tuyệt vời, nhưng chúng ta cũng không quên các chương trình khác mà chính Đức Thánh Cha này đã thực hiện tại thành phố của Thánh Phanxicô: "Ngày quốc tế cầu nguyện cho hòa bình tại vùng Balkan" ngày 23 tháng 1, 1994, và " Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình Thế Giới" ngày 24 tháng 1, 2002, trong lúc có sự căng thẳng rất mạnh trên thế giới.

Ngày kỷ niệm năm thứ 25 - mà Đức Thánh Cha Benedict XVI đã muốn lấy chủ đề là "Hành Hương Sự Thật, Hành Hương Hòa Bình" - sẽ được cử hành và sống với dấu chỉ của sự suy niệm, đối thoại và cầu nguyện.

Sự suy niệm, thinh lặng, hồi tâm là những điều kiện cần thiết cho tất cả mọi đối thoại chân thật: nếu không, thể thức đối thoại sẽ có hiểm nguy là bị làm cho nghèo nàn và giảm thiểu tới mức độ chỉ còn là một sự trao đổi tư tưởng, với ít nội dung thiêng liêng và trí thức hay chẳng có chút nào.

Một lần nữa, chúng ta tự hỏi: Tại sao các kitô hữu chúng ta phải đối thoại và liên hệ với các tôn giáo khác? Lý do chính là tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, và vì thế là những người anh chị em.

Lý do thứ hai là: Thiên Chúa đã tác động trên mỗi con người, để họ biết sử dụng trí khôn, và có thể trình bầy sự hiện hữu của mầu nhiệm Thiên Chúa và nhận biết các giá trị hoàn vũ.

Hãy còn một lý do thứ ba: đó là khám phá trong các truyền thống tôn giáo khác nhau những di sản về các giá trị đạo đức chung, có thể giúp cho các tín hữu đóng góp đặc biệt cho việc minh định về công lý, hòa bình và hòa điệu trong các xã hội trong đó các thành viên có đầy đủ nhân quyền.

Một sự suy niệm như vậy đòi hỏi thời gian, cần có sự trao đổi các quan điểm chân thành và nhân bản. Sẽ không hiếm có những vấn nạn phát sinh từ các cuộc đối thoại và cần có thời gian để nghiên cứu, để suy tư và cũng cần có một sự trao đổi trong cùng một nhóm tôn giáo đang đối thoại. Ngày 27 tháng 10 sắp tới sẽ giúp cho có sự suy niệm ở mức độ cá nhân và tập thể.

Đối thoại mà Giáo Hội thực hiện sẽ thiết lập với các tín hữu của các tôn giáo khác, nhưng cũng cùng với tất cả mọi người đang tìm kiếm Đấng Tuyệt Đối, theo gót đối thoại đặc biệt của Thiên Chúa với nhân loại qua Ngôi Lời Nhập Thể: "Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chuá đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn xứ; nhưng vào thời sau hết này. Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng Thừa hưởng muôn vật muôn loài (Dt 1, 1-2.)

Ngày 27 tháng 10 sẽ không thiếu những cơ hội để đối thoại chính thức hay bán chính thức. Cơ hội chính thức là để học hỏi về những cuộc gặp gỡ năm 1986, cũng như năm 1994 và 2002, và để đào sâu chủ đề "Hành Hương Sự Thật, Hành Hương Hòa Bình". Ngoài ra Đức Thánh Cha sẽ để cho một số đại biểu tham dự trình bầy, để có một thời điểm có ý nghĩa để đối thoại, cũng là việc bầy tỏ sự hỗ trợ cho thoả hiệp được chấp thuận ngày 24 tháng 1, 2002 về việc ủng hộ cho hòa bình.

Những thảo luận cúa chúng ta với những phát ngôn viên Hồi giáo của hội đồng giáo hoàng về đối thoại liên tôn luôn luôn bắt đầu bằng một vài phút cầu nguyện có thể được thực hiện bằng một thời gian thinh lặng hay với một bài đọc trong Thánh Kinh hay Kinh Coran. Ngoài ra, các bữa ăn, là những lúc trò chuyện thân hữu, được sắp xếp trước lúc cầu nguyện thinh lặng hay một "lời nguyện" có tính cách thần học có thể được chấp nhận bởi cả hai bên.

Sau đó là việc nhớ lại ước nguyện của Chân Phước Gioan Phaolô II được bầy tỏ vào cuối bài diễn văn của ngài trước giới trẻ Hồi giáo tại Morocco, Casablanca, ngày 19 tháng 8, năm 1985: "Lạy Chúa, là Đấng Tạo Hóa. Chúa rất nhân lành và hay thương vô cùng. Tất cả mọi tạo vật đều ca tụng Người. Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con người chúng con, một đạo luật nội tâm để chúng con phải sống theo. Xin cho chúng con thi hành theo Thánh Ý Chúa và theo bước chân Người để nhận biết sự bình an của tâm hồn. Chúng con kính dâng Người sự vâng lời tuyệt dối. Xin hướng dẫn chúng con trong mọi hành động chúng con làm trong suốt cuộc đời chúng con. Xin giải thoát chúng con khỏi các khuynh hướng xấu xa khiến cho trái tim chúng con không vâng theo Thánh Ý Người. Xin đừng để chúng con nhân danh Chúa để chứng minh những sai lầm của con người. Lạy Chúa, Chúa là Đấng duy nhất, chúng con tôn thờ Chúa. Xin đừng để chúng con lìa xa Chúa. Lạy Chúa là tác giả của công lý và hòa bình, xin ban cho chúng con niềm vui chính thật, và tình yêu chân chính, để cho tình thân hữu tồn tại lâu dài giữa các quốc gia. Xin luôn mãi đổ tràn trên chúng con ân sủng của Chúa. Amen."(L'Osservatore Romano, Ấn bản tiếng Tây Ban Nha ngày 15 tháng 9, 1985, trang 15.)

Ngày 27 tháng 10 sẽ kết thúc bằng một thời gian cầu nguyện, được hiểu như là một đối thoại của tất cả mọi người tin nơi Thượng Đế hay Đấng Tối Cao, mỗi người đều tìm chân lý tùy theo truyền thống tôn giáo của mình. Chính người hành hương ở Assisi, bầy tỏ "sự tìm kiếm chân lý và sự thiện hảo." Người tín hữu "luôn luôn trên đường đến với Chúa," một khách hành hương tìm sự thật là một khách hành hương và bất cứ ai cảm nhận được "con đường tìm kiếm sự thật."

Nếu "hình ảnh của cuộc hành hương (...) tóm tắt được ý nghĩa của biến cố sẽ được tổ chức," nghĩa là việc cầu nguyện sẽ đóng vai trò căn bản trong ngày 27 tháng 10. Hành trình từ Rôma đi Assisi, ngay cả cơ may là được hiểu biết nhau và có những đối thoại bán chính thức giữa các tham dự viên, cũng có thể là một thời gian để suy niệm và cầu nguyện. Cuộc hành hương buổi chiều tới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô cũng sẽ cung cấp một nơi chốn để cầu nguyện và chiêm niệm cá nhân. Phần người Công Giáo một buổi canh thức cầu nguyện với các tín hữu thuộc giáo phận Rôma, do Đức Thánh Cha hướng dẫn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đêm hôm trước sẽ hết sức có ý nghĩa. Việc kêu gọi các giáo xứ và cộng đoàn trên toàn thế giới cũng tổ chức các buổi cầu nguyện tương tự, biểu hiệu cho tầm quan trọng của ngày này.

Trong buổi triều kiến ngày 14 tháng 5, 2008, gợi đến hình ảnh của Dionysus Areopagite, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Chúng ta thấy rõ là việc đối thoại không chấp nhận sự hời hợt. Chỉ khi nào người ta bước vào chiều sâu của việc gặp gỡ Chúa Kitô, thì tự nhiên sẽ có sự cởi mở cho việc đối thoại. Khi người ta tìm được ánh sáng của chân lý, người ấy sẽ nhận thức được rằng ánh sáng ấy là của tất cả mọi người, những bất đồng sẽ tan biến và có thể hiểu biết nhau, hay ít ra cũng có thể nói chuyện được với nhau. Con đường đối thoại chính là để được gần Thiên Chúa trong Đức Kitô, trong đáy sâu của việc gặp gỡ Người trong kinh nghiệm về chân lý cởi mở chúng ta để tiếp nhận ánh sáng và giúp chúng ta đến với người khác: ánh sáng chân lý, ánh sáng của tình yêu. Xin hãy đi con đường của kinh nghiệm mỗi ngày, kinh nghiệm khiêm tốn của đức tin. Thì trái tim bạn sẽ mở to và bạn có thể thấy và được soi sáng về lý do thấy được sự huy hoàng của Thiên Chúa."(L'Osservatore Romano, Ấn bản tiếng Tây Ban Nha ngày 16 tháng 5, 2008, trang 12.)

Chúng ta hy vọng rằng tất cả các tham dự viên ngày Assisi 27 tháng 10, và bao nhiêu cá nhân và cộng đồng đức tin sẽ tham dự với họ, hiểu rõ hơn ý nghĩa về những gì được trình bầy trong "Nostra Aetate". Giáo Hội Công Giáo không chối bỏ những gì là sự thật và thánh thiện của các tôn giáo đó. Giáo hội chân thành tôn trọng những cách xử thế và lối sống, những giới luật và giáo huấn, dù khác biệt về nhiều phương diện với những gì giáo hội duy trì và đề nghị, nhưng thường khi cũng phản ánh một tia sáng của chân lý làm cho tất cả mọi người được chiếu soi."(số. 2).
Về Đầu Trang Go down
https://lesinhkhiettam.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 545
Join date : 13/06/2011

 Đối Thoại Liên Tôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đối Thoại Liên Tôn    Đối Thoại Liên Tôn Icon_minitimeMon Aug 08, 2011 10:08 am

Tranh luận về Thánh giá đe dọa sự tham gia người Do Thái ở ngày họp liên tôn Assisi

Roma - Giáo trưởng (Rabbi) của người Do thái giáo ở Roma, Riccardo Di Segni, bị kích động bởi tuyên bố của một giám chức cấp cao Vatican về ý nghĩa của Thánh Giá, đã đặt ra câu hỏi về liệu ông và các người Do Thái giáo khác ở Ý có nên tham dự ngày liên tôn vì hòa bình ở Átxidi (Assisi) hay không.

Cuộc tranh luận khởi đầu với Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô hữu, khi Ngài xem Thánh giá như là “Ngàylễ Sám Hối (Yom Kippur) vĩnh cửu và phổ quát". Giáo trưởng Di Segni đã mạnh mẽ phản đối, nói rằng tuyên bố của Đức Hồng Y đã tầm thường hóa ý nghĩa của Ngày lễ Sám Hối (Yom Kippur) được người Do Thái tuân giữ.

Đi tìm nền tảng chung mà không làm mất quan điểm của mình, Đức Hồng Y Koch đã viết trong nhật báo L'Osservatore Romano: "Chúng tôi hoàn toàn chủ trương rằng người Do Thái nên nhìn vào Thánh giá như Kitô hữu chúng tôi đang nhìn, để chúng ta cùng nhau đi trên con đường đến Átxidi”.

Đức Hồng Y Koch thừa nhận rằng cuộc thảo luận này đề cập đến một trong những vấn đề trung tâm và nhạy cảm nhất trong cuộc đối thoại giữa Công giáo và Do Thái giáo:

”vấn đề làm thế nào để hòa giải sự xác tín, nối kết mọi Kitô hữu, rằng giao ước của Thiên Chúa với dân Israel có giá trị vĩnh viễn, với đức tin Kitô giáo trong sự cứu chuộc phổ quát trong Chúa Giêsu Kitô, trong một cách mà, một bên, người Do Thái không nên có ấn tượng rằng tôn giáo của họ được các Kitô hữu nhìn thấy như là lỗi thời, và một bên, các Kitô hữu không nên từ bỏ bất kỳ khía cạnh nào trong đức tin của họ. (Catholic Culture 5-8-2011)

Nguyễn Trọng Đa
Về Đầu Trang Go down
https://lesinhkhiettam.forumvi.com
 
Đối Thoại Liên Tôn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BAN LỄ SINH GX.KHIẾT TÂM  :: Tin Tức Giáo Hội :: Giáo Hội Hoàn Vũ-
Chuyển đến