Jakarta, Indonesia – Việc mang mạng che đầu đối với nữ công nhân viên chức và ăn chay, bao gồm sẽ mất việc làm nếu ai bị bắt quả tang đang ăn ban ngày, đang trở thành bắt buộc ở Indonesia.
Trong một số khu vực của đất nước, tháng chay Ramadan đã trở thành một thời điểm của Hồi giáo hóa, với các quy tắc ngày càng được lấy cảm hứng từ luật Hồi giáo Sharia. Đối với chính quyền, việc ăn chay và cầu nguyện đã trở thành bắt buộc, ép buộc người Hồi giáo kiêng ăn và uống, từ rạng đông đến lúc mặt trời lặn.
Trên đảoMadura (tỉnh Đông Java), Quận trưởng quận Pamekasan, Kusairi, đã ban hành một chỉ thị, theo đó tất cả các nữ công nhân viên chức phải mang jilbab, tức mạng trùm đầu. Để thúc đẩy sự phù hợp với các nguyên tắc Hồi giáo, các phụ nữ bán hàng rong cũng phải chấp hành lệnh buộc này. Theo ông Kusairi, điều này sẽ củng cố đức tin của phụ nữ Hồi giáo.
Các nhàhàng và câu lạc bộ đêm cũng phải tuân theo luật. Trong tháng chay Ramadan, các nơi này phải được đóng cửa trong ngày cho đến hoàng hôn. Các câu lạc bộ, quán bar và các nơi vui chơi giải trí hàng đêm sẽ đóng cửa suốt tháng.
Đại diện của Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo cực đoan (FPI) đi tuần tra ban đêm để tấn công người vi phạm luật.
Tại quận Bengkulu (tỉnh Sumatra), quận trưởng Ahmad Kanesi nói rằng bất kỳ công nhân viên chức nào của thành thị bị bắt quả tang vi phạm luật ăn chay có thể sẽ bị sa thải. Ông nói sẽ thưởng một triệu rupiah (118 USD) cho bất cứ ai bắt gặp một công nhân viên chức của Bengkulu vi phạm luật ăn chay.
Với dân số ước tính 231 triệu người (năm 2009), Indonesia là nước Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nước này bao gồm nhiều nhóm sắc tộc khác nhau, và có các nhóm thiểu số tôn giáo khá quan trọng.
Người Hồi giáo (chủ yếu là người dòng Sunni) chiếm 87% dân số. Người Tin Lành chiếm khoảng 6,1%, người Công Giáo 4%. Người Ấn giáo và Phật giáo chỉ chiếm khoảng 1%. (AsiaNews 2-8-2011